Bệnh gout là căn bệnh mạn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau gout nên người bệnh phải chịu những cơn đau nhức khó chịu. Do đó, các phương pháp điều trị bệnh gout luôn được người bệnh quan tâm. Cùng Cao Gắm tìm hiểu các phương pháp chữa bệnh gout nhé.
1. Nguyên tắc điều trị bệnh Gout
Bệnh gout có chữa được không? Hiện nay, chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm bệnh gout. Các phác đồ điều trị bệnh gout hiện nay chỉ có thể trị các cơn đau gout cấp tính, dự phòng các cơn đau gout tái phát và biến chứng do bệnh gout mạn tính gây ra.
Trong quá trình điều trị bệnh gout, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp
- Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với bệnh gout chưa có hạt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) khi gout có hạt tophi.
2. Phương pháp điều trị bệnh Gout hiện nay
Để đạt được mục đích điều trị như trên, các phương pháp điều trị bệnh gout hiện nay bao gồm:
2.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa với các thuốc trị gout sau:
2.1.1. Thuốc Tây y trị bệnh gout
Thuốc chống viêm
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh cơn gout cấp. Cách giảm đau nhanh khi bị gout hay cách làm giảm cơn đau gout cấp bằng các thuốc sau:
- Colchicin liều 1 mg/ngày;
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như : Indomethacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofenac, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib...).
- Corticoid
Thuốc giảm ức chế tổng hợp acid uric
Đây là các thuốc có tác dụng ức chế men xanthin oxidase (XO) làm giảm tần suất xuất hiện cơn đau gout cấp tính đối với người bệnh gout mạn tính.
Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm allopurinol, febuxostat và topiroxostat.
Nhóm thuốc tăng thải acid uric
Nhóm thuốc này thường được sử dụng với những người bệnh có tình trạng thận khỏe để tăng cường loại bỏ acid uric dư thừa qua đường tiết niệu.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra bệnh sỏi thận do nồng độ acid uric trong nước tiểu tăng cao.
Các thuốc điều trị bệnh gout thuộc nhóm này bao gồm probenecid, benzbromarone và lesinurad.
Thuốc sinh học điều trị bệnh gout
Bên cạnh những thuốc hóa dược giúp chữa bệnh gout (chữa bệnh gút), các thuốc sinh học là cách điều trị bệnh gout mới trong những năm gần đây. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm pegloticase, anakinra và rasburicase.
Ngoài ra, trong những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chứa thuốc giảm đau gây nghiện (nhóm opioid) để giảm đau nhanh nhất có thể.
2.1.2. Thuốc Đông y
Người bệnh gout cũng có thể áp dụng những bài thuốc đông y để chữa bệnh gout như Bạch hổ gia quế chi thang, Gia vị tam diệu thang, Ô đầu tế tân Niêm thống thang, Kê huyết phụ tử niêm thống thang và Đào hồng tứ vật thang.
2.1.3. Thuốc nam chữa bệnh gout
Một số cây thuốc nam được sử dụng trong điều trị bệnh gout để cắt cơn đau gout như dây gắm, lá tí tô, lá ổi, cây sói rừng, bồ công anh,...
2.2. Điều trị ngoại khoa
Đối với bệnh gout, điều trị ngoại khoa thường được áp dụng ở giai đoạn bệnh gout mạn tính đã xuất hiện hạt tophi.
Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi là một trong những cách điều trị bệnh gout hiệu quả. Liệu pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh gout kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophi hoặc hạt tophi có kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ.
Khi phẫu thuật cần chú ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp. Cần kết hợp với thuốc hạ acid uric máu.
2.3. Cách chữa bệnh gout tại nhà
Ngoài ra, đối với người bệnh gout ở giai đoạn nhẹ có thể thực hiện một một số phương pháp điều trị bệnh gout tại nhà:
Chườm lạnh vào khớp bị đau
Đây là cách chữa bệnh gout tại nhà mang lại hiệu quả nhanh chóng, đơn giản và có thể áp dụng bất cứ khi nào cần thiết. Phương pháp này có tác dụng như sau:
- Giảm viêm: Nhiệt lạnh làm co các mạch máu, từ đó giảm lưu lượng máu và hỗ trợ giảm viêm khớp.
- Làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp.
- Làm giảm các tín hiệu đau đến não bộ.
Nâng cao khớp bị đau
Bệnh gout thường gây sưng đau và viêm tại các bộ phận như ngón chân, bàn tay, bàn chân, đầu gối, cổ chân và mắt cá chân. Nâng cao khớp bị đau có thể giúp giảm áp lực lên khớp và giảm đau.
Khoảng 50% người bệnh gout gặp tình trạng đau tại ngón chân cái. Trong trường hợp này, người bệnh nên đặt ngón chân cái lên trên một chiếc gối để cải thiện cơn đau nhức.
Thực hiện các bài tập tại nhà
Cách trị bệnh gout hay cách chữa bệnh gút tốt nhất bằng bài tập như sau:
Bài tập số 1:
- Bước 1: Người bệnh ngồi trên một tấm thảm ở tư thế thẳng rồi duỗi thẳng cả hai chân ra phía trước.
- Bước 2: Vươn mình và cúi gập phần thân cho đến khi ngón tay chạm tới đầu ngón chân cái. Giữ tư thế này trong 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
- Bước 3: Lặp lại động tác trên 3 lần nữa.
Bài tập số 2:
- Bước 1: Người bệnh đứng và thả lỏng cơ thể. Sau đó, đưa hai tay nắm với nhau tại thành nắm đấm.
- Bước 2: Xoay phần cổ tay theo đường vòng trong trong khoảng 30 giây rồi đổi tròn xoay.
- Bước 3: Duy trì tập luyện mỗi ngày trong khoảng 10 phút.
Người bệnh cũng có thể thực hiện thêm các môn thể thao như bơi lội, đi xe đạp, đi bộ, ngồi thiền,... Người bệnh nên kiên trì thực hiện những môn thể thao này trong khoảng 30 phút mỗi ngày.
2.4. Chế độ ăn uống - sinh hoạt
Trong quá trình điều trị bệnh gout, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
- Tránh những thực phẩm có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, động vật có vỏ,... Bổ sung nhiều hoa quả, rau củ và các thực phẩm dinh dưỡng khác,
- Không uống rượu bia, chất kích thích cho hại cho sức khỏe.
- Uống nhiều nước, khoảng 2 - 2,5 lít/24 giờ, đặc biệt các laoij nước khoáng hoặc nước kiềm 14%. Điều này làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ giúp người bệnh hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
- Tránh sử dụng những thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát bệnh gout như stress, chấn thương,...
3. Lưu ý khi sử dụng các biện pháp điều trị bệnh gout
Trong trình điều trị bệnh gout, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Dùng thuốc trị gout theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám theo đúng lịch hẹn.
- Không nên lạm dụng các thuốc giảm đau nhanh vì những thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bệnh gout, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những phương pháp điều trị bệnh gout được áp dụng hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
Tin liên quan
Bạn có biết không? Để điều trị Gout hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị gout là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện Bệnh Gout, bởi những lý do sau:
- Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
- Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Và dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.
Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị Bệnh Gout như: dây gắm, lá trầu không, lá vối, lá lốt,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp.
- Người axit uric máu tăng cao.
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!