Khi nhắc tới phẫu thuật, hầu hết mọi người đều cảm thấy rất lo lắng không chỉ bởi những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra mà còn rất tốn kém. Vậy mổ gout hết bao nhiêu tiền? Bài viết dưới đây sẽ thống kê chi tiết tất cả các khoản chi phí mổ gout mà bệnh nhân cần phải chi trả
1. Khi nào cần mổ gout?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp xảy ra do sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các khớp tạo thành hạt tophi. Bệnh nhân thường xuyên phải chịu những cơn đau đớn đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy thận, sỏi thận, bệnh mạch vành, không đi lại được,...
Thông thường, để kiểm soát bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Phẫu thuật trị gút chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Hạt tophi tại khớp có kích thước lớn chèn ép các dây thần kinh gây đau đớn hoặc làm hạn chế chức năng vận động của khớp.
- Hạt tophi bị viêm loét, hoại tử hay bị vỡ cần phẫu thuật để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị gút nhưng không thể giảm đau đớn, sưng tấy.
- Xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tiểu đường, sỏi thận, suy thận, bệnh mạch vành,...
- Hạt tophi phá hủy lớp sụn và ăn mòn xương.
- Hạt tophi có kích thước quá lớn gây mất thẩm mỹ.
Xem thêm: Phác đồ điều trị Gout của Bộ Y tế
2. Các khoản chi phí mổ gout
Sau đây là một số khoản chi phí mà bệnh nhân gout cần chuẩn bị nếu được chỉ định phẫu thuật:
2.1. Chi phí thăm khám và xét nghiệm
Trước khi ra chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng của bệnh nhân. Để phục vụ cho việc chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm | Ý nghĩa | Bảng giá tham khảo | Bệnh viện/cơ sở y tế tham khảo giá |
Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu | Xét nghiệm này để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu | 59.000 đồng | Bệnh viện Medlatec |
Xét nghiệm acid uric niệu | Mục đích của xét nghiệm này là để theo dõi tốc độ đào thải acid uric qua nước tiểu | 59.000 đồng | Bệnh viện Medlatec |
Xét nghiệm đánh giá chức năng thận | Trường hợp nặng, bệnh có thể gây ra biến chứng ở thận. Do đó, xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh | - XN ure máu: 49.000 đ - XN ure niệu: 49.000 đ - XN creatinin máu: 39.000 đ - XN creatinine niệu: 39.000 đ - Tổng phân tích nước tiểu: 49.000 đ | Bệnh viện Medlatec |
Chụp X- quang khớp | Mục đích của các lâm sàng này là để đánh giá mức độ tổn thương tại các khớp, từ đó giúp xác định chính xác tình trạng bệnh | 100.000 - 300.000 đồng | Bệnh viện Tâm Anh |
Siêu âm khớp gối | 350.000 đồng | Bệnh viện Medlatec | |
Chụp CT khớp | 2.3 triệu - 3.6 triệu đồng | Bệnh viện Thu Cúc |
Bảng giá một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout (Lưu ý: Bảng giá này có thể khác nhau ở từng thời điểm)
Tuy nhiên, không nhất định bệnh nhân phải thực hiện tất cả các xét nghiệm trên. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp.
2.2. Chi phí mổ gout
Tùy thuộc vào kích thước và mức độ ảnh hưởng của hạt tophi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp, bao gồm:
- Mổ cắt bỏ hạt tophi: Bác sĩ sẽ rạch 1 đường trực tiếp trên vị trí có hạt tophi rồi loại bỏ và làm sạch vùng có hạt tophi.
- Phẫu thuật hợp nhất khớp: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp các hạt tophi phá hủy các khớp. Khi đó bác sĩ sẽ phải nối các khớp lại với nhau để làm tăng sự ổn định của khớp và giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật thay khớp: Trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định mổ thay khớp để phục hồi khả năng vận động.
Chính vì vậy, chi phí mổ gout của các bệnh nhân cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp mổ.
Trong 3 phương pháp phẫu thuật ở trên thì mổ cắt bỏ hạt tophi có chi phí thấp hơn cả. Còn phương pháp mổ thay khớp có chi phí cao nhất, khoảng trên dưới 80 triệu đồng.
2.3. Các chi phí khác
Bên cạnh những khoản chi phí điều trị ở trên, bệnh nhân cũng cần dự trù 1 khoản chi phí để phục vụ cho việc ăn uống, sinh hoạt trong thời gian điều trị, bao gồm:
- Chi phí giường bệnh: Tùy thuộc vào phân hạng của bệnh viện, loại phòng nằm mà giá giường bệnh có thể từ vài chục tới vài triệu đồng một ngày.
- Chi phí đi lại, ăn uống, vệ sinh cá nhân: Những khoản này thường không cố định mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân.
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí mổ gout
Trên thực tế rất khó để trả lời chính xác câu hỏi “mổ gout hết bao nhiêu tiền” bởi các khoản chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, mỗi bệnh nhân sẽ có mức chi phí điều trị khác nhau.
- Phương pháp mổ: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ khác nhau. Và tất nhiên, giá của các phương pháp này cũng có sự chênh lệch nhất định.
- Cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật gout: Thông thường mỗi bệnh viện sẽ có có bảng giá viện phí riêng, phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị,...
- Tay nghề bác sĩ phẫu thuật: Hiện nay ở rất nhiều bệnh viện có triển khai hình thức bệnh nhân được phép lựa chọn bác sĩ điều trị cho mình. Nếu chọn những bác sĩ có tay nghề giỏi, chuyên môn cao thì đương nhiên chi phí mà bệnh nhân phải chi trả cũng cao hơn.
- Thể trạng của bệnh nhân: Nếu thể trạng của bạn tốt thì khả năng phục hồi cũng nhanh hơn, từ đó sẽ rút ngắn được thời gian điều trị và tiết kiệm được chi phí.
4. Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí mổ gout không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người bởi các phương pháp mổ gout đều có chi phí rất cao. Nếu được Bảo hiểm y tế đồng chi trả thì bệnh nhân sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.
Một điều may mắn là có một số dịch vụ, kỹ thuật phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị gout nằm trong danh mục được Qũy Bảo hiểm y tế thanh toán. Do đó, nếu bạn tham gia Bảo hiểm y tế thì hãy trao đổi với bác sĩ để được sử dụng những dịch vụ, kỹ thuật này nhằm tiết kiệm tối đa chi phí điều trị nhé.
Hi vọng với những với thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thể lường trước được những khoản chi phí mổ gout để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào quá trình điều trị nhé! Nếu bạn đang bị bệnh Gout “hành hạ” liên hệ ngay với các Chuyên gia qua hotline 0768 299 399 ngay nhé!
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!