Gout nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Nhiều người thường nghĩ gout ở chân mà bỏ qua những dấu hiệu bất thường ở tay. Bài viết này sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin về dấu hiệu bệnh gút ở tay và điều trị, cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
1. Bệnh gout ở tay là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh gút ở tay là vấn đề xương khớp, khi các khớp ở tay bị viêm do rối loạn chuyển hóa purin dẫn tới tăng acid uric máu. Acid uric máu tăng cao làm cho các tinh thể urat tích tụ trong khớp, gây ra các triệu chứng như đau và sưng tấy. Bệnh thường ảnh hưởng đến ngón tay cái, ngón tay trỏ và cổ tay.
Tinh thể urate tích tụ có thể gây ra các triệu chứng cấp tính hoặc triệu chứng mãn tính. Triệu chứng cấp tính thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, bao gồm đau, sưng tấy, và viêm. Triệu chứng mãn tính có thể kéo dài trong vài tháng và có thể gây ra các vết sưng dài trên da, gọi là hạt tophi.
Bệnh gout ở tay không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra đau và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh gout có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như:
- Tổn thương các xương khớp: Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ lở loét, viêm khớp, thậm chí là liệt cổ tay.
- Hủy hoại chức năng thận: Nồng độ acid uric trong máu cao làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và suy thận.
- Tai biến mạch máu não (đột quỵ): Biến chứng của gút ở tay có thể dẫn đến tổn thương van tim, tích tụ máu ở mạch máu não. Và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
2. 5 dấu hiệu bệnh gút ở tay
Dấu hiệu bệnh gút ở tay cũng có nhiều đặc điểm giống triệu chứng bệnh gout thông thường. Dấu hiệu đặc trưng bao gồm:
2.1. Nóng và sưng tấy ở các khớp tay
Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh gout ở tay. Khớp tay sẽ trở nên sưng tấy và nóng hơn so với các khớp khác trên cơ thể, đôi khi có thể kèm theo đau đớn. Tình trạng sưng và nóng sẽ dần dần lan rộng sang những vị trí xung quanh. Những triệu chứng này thường xuất hiện bất ngờ và có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần.
2.2. Bất thường vùng da quanh khớp tay
Vùng da quanh khớp cổ tay, khớp ngón tay có thể trở nên bất thường như bong tróc kèm theo ngứa ngáy. Lâu ngày những vùng da này hình thành nhiều vết tím đỏ trông giống như bệnh nhiễm trùng.
2.3. Đau nhức vùng tay
Nếu bạn bị bệnh gout ở tay, bạn có thể cảm thấy đau nhức ở khớp và vùng xung quanh. Đau thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài trong một vài ngày.
2.4. Các hạt tophi xuất hiện
Một trong những dấu hiệu bệnh gút ở tay là sự xuất hiện của các hạt tophi, đó là những cục tinh thể urate tích tụ trên da xung quanh các khớp tay. Những hạt tophi có thể gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu, đặc biệt khi chúng bị va đập.
2.5. Khó cử động, cầm nắm trong sinh hoạt
Bệnh gout ở tay có thể ảnh hưởng đến khả năng cử động và cầm nắm của người bệnh, gây ra khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như làm việc, nấu ăn hoặc chơi thể thao.
3. Cách điều trị bệnh gout ở tay
Tất cả các cách điều trị bệnh gout ở tay đều hướng đến việc giảm đau, giảm viêm, và ngăn chặn sự tích tụ axit uric trong các khớp và mô mềm xung quanh khớp. Sau đây là các phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh gout ở tay:
- Thuốc giảm đau và chống viêm: Đây là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh gout ở tay. Những loại thuốc này bao gồm NSAIDs, colchicine và corticosteroids, giúp giảm đau và viêm tại các khớp bị ảnh hưởng.
- Thuốc giảm axit uric: Đây là một phương pháp điều trị cho những người bị bệnh gout mãn tính hoặc có nồng độ axit uric cao trong máu. Những loại thuốc này giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm nguy cơ tái phát của bệnh và ngăn chặn sự tích tụ tinh thể urate trong các khớp và các mô mềm xung quanh khớp. Các loại thuốc này bao gồm Allopurinol và Febuxostat.
- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh lối sống là một phương pháp quan trọng trong việc quản lý dấu hiệu bệnh gout ở tay. Các bệnh nhân nên tập trung vào việc giảm cân, ăn uống lành mạnh và giàu chất xơ, giảm sử dụng rượu và đồ uống có cồn, tập thể dục đều đặn, giảm stress và tăng cường giấc ngủ.
- Điều trị bổ trợ: Ngoài các phương pháp trên, bệnh nhân có thể sử dụng một số liệu pháp bổ trợ như xoa bóp, liệu pháp nóng lạnh, hoặc các bài tập giãn cơ để giảm đau và giảm sưng tấy. Ngoài ra, một số loại thảo dược có thể được sử dụng để giảm triệu chứng bệnh gout, nhưng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu bệnh gút ở tay dẫn tới phát hiện bệnh muộn, gây ra nhiều biến chứng. Bạn nên chủ động tìm hiểu các thông tin về bệnh gout nói chung và gout ở tay nói riêng để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này. Liên hệ ngay hotline 0768 299 399 để được các Chuyên gia tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất nhé!
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ can thận.
- Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị gout, viêm khớp
- Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!