Đau ngón chân cái - Bệnh lý nguy hiểm không được chủ quan!

Nhiều người bị đau ngón chân cái thường cho rằng mình bị bệnh gout. Điều đó có đúng? Đau ngón chân cái là bệnh gì? Triệu chứng thế nào? Làm thế nào để phòng và điều trị bệnh? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]

Đau ngón chân cái rất phổ biến hiện nay
Đau ngón chân cái rất phổ biến hiện nay

1. Đau ngón chân cái là gì?

Nói tới đau khớp, phần lớn mọi người đều nghĩ tới đau khớp gối, khớp ngón tay, khớp hông vì đây là những vị trí thường gặp của bệnh xương khớp. Thế nhưng, tình trạng đau khớp ngón chân phổ biến hơn rất nhiều.

Đau ngón chân cái là một trong những triệu chứng bệnh gout, có thể do chấn thương hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Tê đầu ngón chân - Chớ nên coi thường!

2. Các triệu chứng thường gặp

Vậy triệu chứng khi bị đau khớp ngón chân là gì?

2.1. Đau

Đau là triệu chứng đáng chú ý nhất. Bạn có thể cảm thấy đau chung ở các ngón chân hoặc chỉ chỉ ngón chân cái.

Có nhiều mức độ đau, từ cảm giác đau nhức sâu đến cảm giác sắc nhọn khi bạn di chuyển. Mức độ đau tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

2.2. Cứng khớp

Theo thời gian, bệnh tiến triển làm mòn sụn giữa các khớp, làm viêm các mô và làm tổn thương chất lỏng hoạt dịch.

Tất cả những thay đổi này có thể làm cho khớp cứng và khó cử động, phải mất một thời gian xoa bóp mới có thể trở lại bình thường.

2.3. Sưng

Bạn có thể nhận thấy triệu chứng này sau khi ngồi một lúc hoặc sau khi rời khỏi giường. Các ngón chân có thể chuyển sang màu đỏ và cảm thấy ấm khi chạm vào.

Sưng phù cũng có thể khiến bạn khó đi giày dép vào buổi sáng. Sau khi đi bộ một lúc thì tình trạng sưng tấy mới giảm xuống.

Triệu chứng của bệnh đau ngón chân cái
Triệu chứng của bệnh đau ngón chân cái

2.4. Nóng

Chứng viêm mang nhiều máu đến các ngón chân của bạn hơn, bạn có thể cảm thấy hơi ấm hoặc nóng ở khu vực này. Nó có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng thường không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.

2.5. Có tiếng khục khục ở khớp ngón chân

Bạn biết nó phát ra âm thanh như thế nào khi bạn bẻ khớp ngón tay không? Bạn có thể bắt đầu nghe thấy những âm thanh tương tự ở ngón chân nếu bạn bị viêm khớp. Tiếng khục khục này cũng là một triệu chứng khá phổ biến.

2.6. Khóa khớp

Khớp bị khóa có thể xảy ra khi sưng và cứng đến mức khớp không thể uốn cong được nữa. Các cạnh gồ ghề trên xương và cựa xương cũng có thể khiến khớp bị khóa lại. Bạn cảm thấy như ngón chân bị kẹt và kèm theo đau. 

2.7. Ngón chân biến dạng

Biến dạng ngón chân cái
Biến dạng ngón chân cái

Ngón chân của bạn có to hơn trước không? Ngón cái bị quặt về phía ngón trỏ? Những lần xuất hiện này có thể là triệu chứng cho thấy ngón chân của bạn đang có vấn đề.

2.8. Đi lại khó khăn

Tất cả những triệu chứng này có thể khiến việc đi lại trở nên vô cùng đau đớn và khó khăn. Bạn có thể thấy mình đang điều chỉnh dáng đi khi cố gắng đặt ít trọng lượng hơn lên các ngón chân.

2.9. Triệu chứng khác

Những triệu chứng trên thường gặp khi bị đau khớp ngón chân. Tùy từng tình trạng mà có thể có thêm nhiều triệu chứng kèm theo như sau:

  • Vết bầm tím trên ngón chân
  • Cảm giác nóng rát
  • Ngón chân lạnh
  • Các triệu chứng giống bệnh cúm (mệt mỏi, sốt, đau đầu, ho…)
  • Tê 
  • Nổi da gà

3. Đau ngón chân cái có nguy hiểm?

Đau ngón chân cái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, đây đôi khi là triệu chứng cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc động mạch ngoại biên.

Tuy nhiên, nếu không có biện pháp điều trị, đau khớp ngón chân có thể tiến triển và gây ra những biến chứng và tổn thương vĩnh viễn như:

  • Đau mạn tính
  • Khuyết tật
  • Mất ngón chân
  • Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn

Đau ngón chân cái cảnh báo nhiều bệnh
Đau ngón chân cái cảnh báo nhiều bệnh

Đau ngón chân cái cũng có thể cảnh báo một số căn bệnh về xương khớp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh xương khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến dạng ngón chân, tàn tật.
  • Sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn làm khớp ngón chân lỏng lẻo.
  • Gãy xương, chết xương.
  • Chảy máu trong khớp, nhiễm trùng khớp.
  • Suy thoái và đứt dây chằng quanh khớp.

Do vậy, đau khớp ngón chân cần được chú trọng. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây đau khớp ngón chân.

4. Bệnh lý gì gây đau ngón chân cái?

Có nhiều nguyên nhân gây đau ngón chân cái, trong đó chủ yếu là do chấn thương hoặc liên quan đến tuổi tác. Tuy vậy, một số bệnh nhiễm trùng hoặc tổn thương dây thần kinh cũng ảnh hưởng đến khớp ngón chân.

4.1. Đau khớp ngón chân do chấn thương

  • Gãy xương ngón chân
  • Trật khớp ngón chân
  • Bong gân ngón chân

4.2. Đau khớp ngón chân do nhiễm trùng

  • Viêm mô tế bào
  • Nhiễm trùng xương
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn

4.3. Đau khớp ngón chân do thoái hóa, viêm, dây thần kinh bị tổn thương

Đau ngón chân cái do bệnh gout
Đau ngón chân cái do bệnh gout

  • Bệnh gout
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Thoái hóa khớp
  • Viêm khớp vảy nến
  • Bệnh Hallux Rigidus
  • Bệnh Bunion

4.4. Nguyên nhân khác

  • Đi giày dép không phù hợp
  • U xương
  • Bệnh động mạch ngoại biên

5. Điều trị đau ngón chân cái

Đau ngón chân cái do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Một số phương pháp điều trị đau ngón chân cái như phòng ngừa và khắc phục tại nhà, nghỉ ngơi điều độ, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

5.1. Phòng ngừa và khắc phục tại nhà

Biện pháp khắc phục đau ngón chân cái tại nhà
Biện pháp khắc phục đau ngón chân cái tại nhà

  • Đi giày dép phù hợp, có đế cứng và lót êm, không đi giày quá cao
  • Chườm lạnh hoặc nóng để giảm sưng (chỉ áp dụng cho vết thương lành)
  • Tập thể dục để duy trì cân nặng. Lưu ý sử dụng bài tập không làm tổn thương đến khớp ngón chân
  • Chế độ ăn uống lành mạnh

5.2. Nghỉ ngơi điều độ

Người bị đau ngón chân cái nên nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế đi lại để giảm thiểu áp lực lên các khớp ngón chân.

5.3. Sử dụng thuốc

Một số thuốc được chỉ định cho người bị đau ngón chân cái là:

  • Paracetamol giúp giảm đau
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, naproxen
  • Chất ức chế xanthine oxidase giúp hạ acid uric trong bệnh Gout
  • Gel bôi giảm đau tại chỗ Voltaren
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm,...

5.4. Vật lý trị liệu

Các bài vật lý trị liệu giúp tăng chuyển động của các ngón chân và tăng cường cơ bắp cho bàn chân, từ đó giảm đau và tăng linh hoạt cho các khớp.

Điều trị đau ngón chân cái
Điều trị đau ngón chân cái

5.5. Phẫu thuật

Phương pháp này ít dùng, chỉ sử dụng khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả.

Đau ngón chân cái do nhiều nguyên nhân gây ra. Với các trường hợp nhẹ có thể tự chăm sóc và hồi phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm, cần tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau ngón chân cái. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa bệnh và thăm khám bác sĩ nếu cần để hạn chế các biến chứng nguy hiểm nhé!

Liên hệ ngay tới hotline dưới đây nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào nhé!

0768.299.399

Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên like và chia sẻ để nhiều người biết hơn nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 5 (10 bình chọn)

Với kinh nghiệm 3 năm làm việc trong lĩnh vực y tế sức khỏe, Dược sĩ Nguyễn Hà chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, tin tức về các bệnh và thông tin liên quan đến bệnh xương khớp. Là một con người đam mê với nghề, tận tâm, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin cũng như việc đưa các thông tin chính xác đến mọi người, Dược sĩ Nguyễn Hà đảm bảo cập nhật chính xác, nhanh chóng, kịp thời kiến thức chuyên môn đồng thời giúp giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Hà

Bình luận