Chuyên gia giải đáp: Vì sao nên sử dụng thảo dược trị gout?

Hiện nay, sử dụng thảo dược trị gout là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn với hi vọng chữa khỏi bệnh. Vậy vì sao nên chữa gút bằng thảo dược? Những loại thảo dược nào có hiệu quả với bệnh gout? Cách sử dụng chúng như thế nào? Hãy cùng đón đọc những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Mục lục [ Ẩn ]

1. Vì sao nên sử dụng thảo dược trị gout?

Thảo dược là các loại cây được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Tùy thuộc vào loại thảo dược và mục đích chữa bệnh mà người ta có thể sử dụng các bộ phận khác nhau của cây như thân, rễ, lá, hoa, quả hay hạt. 

Chữa Gút bằng thảo dược đã được ông cha ta sử dụng và lưu truyền từ hàng ngàn đời nay. Cho tới tận ngày nay, dù y học hiện đại đã phát triển thì việc kết hợp sử dụng các loại thảo dược trong hỗ trợ điều trị bệnh Gút vẫn được các chuyên gia khuyên dùng bởi nhiều ưu điểm:

An toàn 

Khi sử dụng các loại thuốc tây để trị Gút, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng như đau đầu, trào ngược dạ dày, buồn nôn, đau tức ngực,... Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra nếu bệnh nhân sử dụng các loại thảo dược để chữa gút. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các loại thảo dược này rất an toàn, hầu như không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Chi phí thấp 

Thông thường các loại thảo dược trị Gút đều là những cây cỏ quanh vườn nhà, rất dễ tìm kiếm. Đôi khi chúng là những loại cây quen thuộc được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Do đó trị bệnh Gút bằng thảo dược là phương pháp có chi phí rất rẻ mà tất cả bệnh nhân đều có thể tiếp cận được, đặc biệt là những người không có điều kiện về kinh tế. 

Hiệu quả 

Gút là bệnh mạn tính rất khó để chữa khỏi. Việc điều trị Gút cần đảm bảo 2 mục tiêu là giảm triệu chứng và kiểm soát nồng độ acid uric máu ở ngưỡng cho phép. 

Các dược chất có trong các cây thuốc được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát cả 2 mục tiêu này. Ngoài ra, khi sử dụng trong một thời gian dài, những thảo dược này còn giúp cải thiện chức năng gan thận và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

Vì những lý do trên mà việc sử dụng thảo dược trị Gút được các bác sĩ khuyên dùng để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tốt hơn. 

2. TOP 10 loại thảo dược trị gout dễ tìm

Dưới đây là 10 cây thuốc được đánh giá là an toàn, hiệu quả khi sử dụng để chữa bệnh Gút. 

2.1. Cây sói rừng

Cây sói rừng có tên khoa học là Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai, thuộc họ Hoa sói, còn có tên gọi khác là sói láng, sói nhẵn, thảo san hô,... 

Ở Việt Nam, loài cây này thường mọc hoang ở các bìa rừng tại các tỉnh như Lạng Sơn, Hòa Bình, Lâm Đồng, Kon Tum,...

Cây sói rừng là cây bụi, có đặc điểm: 

  • Thân cây cao khoảng 1-2m, các nhánh cây tròn, không có lông.
  • Lá có hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo, mọc đối nhau, mép lá có răng cưa. 
  • Hoa kép, nhỏ, có màu trắng, không có cuống hoa, bầu nhụy hình trứng và không có vòi. Hoa thường nở vào tháng 6-7 và tới tháng 8-9 thì quả chín. 
  • Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. 

Theo Y học cổ truyền, cây sói rừng có vị đắng, cay, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, tiêu viêm, giải độc, khu phong trừ thấp. Do đó, nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh Gút. 

Theo Y học hiện đại, trong cây sói rừng có chứa các dược chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn như vanillin, pelargonidin – 3 – rhamnosyl glucoside, glycoside, chloranthalactone A và B. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, dịch chiết từ loài cây này cho hiệu quả kháng viêm lên tới hơn 97%. Do đó, sử dụng cây sói rừng để trị Gút sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. 

Cách dùng như sau: 

  • Lấy 15-30g rễ cây sói rừng đem đi rửa sạch, để ráo nước. 
  • Cho rễ cây đã rửa sạch vào nồi với 1 lít nước rồi đun sôi trong 20 phút.
  • Gạn lấy phần nước để uống thay cho nước lọc hàng ngày

Kiên trì uống hàng ngày sẽ giúp bệnh nhân giảm những cơn đau do Gút gây ra

Cây sói rừng giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh gút
Cây sói rừng giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh gút

2.2. Cây tía tô

Không chỉ là một loại rau ăn sống quen thuộc của người Việt mà cây tía tô còn là một thảo dược quý được người dân sử dụng để điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý như cảm mạo, các bệnh lý về xương khớp,... đặc biệt là bệnh Gút. 

Theo Y học cổ truyền, cây tía tô có vị cay, tính ôn, mùi thơm, có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, từ đó giúp đưa các dưỡng chất tới nuôi dưỡng các tổn thương tại khớp. Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Các nghiên cứu Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong lá tía tô có các thành phần có tác dụng đối với bệnh Gút:

  • Trong lá tía tô có chứa hàm lượng tinh dầu cao có tác dụng kháng viêm, giảm đau.
  • Hợp chất Xanthine oxidase có tác dụng ức chế sự hình thành của acid uric. Nhờ đó giúp kiểm soát nồng độ acid uric máu ở ngưỡng cho phép. 
  • Chất Lutein trong cây tía tô có tác dụng giảm đau, giảm sưng và lợi tiểu nên có tác dụng giảm các cơn đau gút và tăng cường đào thải acid uric qua nước tiểu

Có 2 cách sử dụng cây tía tô để điều trị bệnh Gút là uống nước sắc lá tía tô và đắp ngoài. Để tăng cường hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên kết hợp cả 2 cách này. 

Cách sắc lá tía tô để uống:

  • Hái 1 nắm lá tía tô đem đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Vò sơ qua hơi nát rồi cho vào nồi với 1 ít nước và đun sôi. 
  • Gạn lấy phần nước và uống hàng ngày.
  • Kiên trì sử dụng 1 thời gian sẽ giúp ổn định nồng độ acid uric trong máu và giảm đau nhức tại các khớp. 

Cách đắp lá tía tô: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá và ngọn non của cây tía tô.
  • Đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút. Vớt ra và để ráo nước.
  • Cho lá tía tô vào cối giã nát rồi đắp lên các khớp bị đau do Gút. Dùng gạc quấn chặt để cố định lá tía tô ở khớp trong 30 phút. 
  • Kiên trì thực hiện ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả. 
Hình ảnh cây tía tô
Hình ảnh cây tía tô

2.3. Lá trầu không

Lá trầu không từ lâu đã không còn xa lạ với người Việt, thường được sử dụng để têm trầu cau. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, nó còn có tác dụng trong việc giảm các cơn đau do bệnh Gút rất hiệu quả. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong lá trầu không có chứa 2.4% tinh dầu, bao gồm: Chavicol, Chavibetol, Estragol, Eugenol,... có tác dụng chống viêm, giảm đau, phục hồi tổn thương tại các khớp. Ngoài ra, các hoạt chất có trong lá trầu còn có tác dụng tăng cường đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà khi sử dụng lá trầu, triệu chứng đau nhức của bệnh sẽ nhanh chóng được thuyên giảm. 

Để điều trị Gút, lá trầu có thể được dùng làm thuốc đắp ngoài các khớp hoặc kết hợp với dừa xiêm tạo thành nước uống.

Bài thuốc chữa Gút từ lá trầu không và dừa xiêm:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không và 1 quả dừa xiêm.
  • Đầu tiên, đem lá dừa xiêm rửa sạch rồi để ráo nước và thái nhỏ
  • Chặt 1 đầu dừa xiêm rồi nhét lá trầu vào trong và ngâm trong khoảng 30 phút. Sau đó uống trước khi ăn sáng. 
  • Uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp giảm giảm acid uric máu và các cơn đau gút. 

Bài thuốc đắp từ lá trầu không:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rồi rửa sạch và bỏ vào cối giã nát.
  • Sau đó, đắp trực tiếp lên các khớp bị gút và cố định bằng gạc.
  • Để 30 phút để các tinh chất trong lá trầu không phát huy tác dụng. 
Hình ảnh cây trầu không
Hình ảnh cây trầu không

3.4. Cây lá lốt

Lá lốt cũng là một loại rau gia vị quen thuộc và được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon. Ngoài ra, lá lốt cũng là một loại thảo dược giúp giảm các cơn đau gút hiệu quả. 

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu thực giúp giảm đau, tiêu viêm hiệu quả

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu Y học hiện đã cũng chỉ ra rằng, trong lá lốt có chứa các hợp chất tinh dầu như piperin và piperidin có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn giúp xoa dịu các cơn đau nhức tại khớp gút.

Để điều trị bệnh gút, bệnh nhân có thể sử dụng lá lốt theo 2 cách: sắc nước uống hoặc ngâm chân.

Cách sắc nước uống trị gút từ lá lốt

  • Chuẩn bị khoảng 5-10g lá lốt khô đem đi rửa lại với nước.
  • Sau đó cho vào nồi cùng với 3 bát nước.
  • Đun sôi cho tới khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp rồi đổ ra bát.
  • Nên uống sau bữa ăn tối 30 phút. Bệnh nhân niên trì uống trong vòng 10 ngày sẽ thấy có sự cải thiện 

Chữa gút bằng nước ngâm chân từ lá lốt:

  • Chuẩn bị 30g lá lốt, đem rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với 1 lít nước.
  • Tiếp theo đun sôi khoảng 10 phút rồi thêm 1 thìa muối và khuấy cho tan.
  • Gạn lấy phần nước ra chậu rồi để nguội. Khi nước còn âm ấm thì đem đi ngâm chân.
  • Thực hiện theo cách này hàng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể, giảm các cơn đau nhức do bệnh gút gây ra giúp người bệnh ngủ ngon hơn. 
Cây lá lốt
Cây lá lốt

3.5. Chữa gút bằng gừng

Nhắc tới các loại thảo dược trị gút thì không thể không kể tới gừng. Đây là loại gia vị vô cùng quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam, thường được sử dụng để tăng thêm hương vị thơm ngon cho các món ăn. Đặc biệt gừng còn là một vị dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc.

Vậy tác dụng của gừng trong điều trị bệnh gút như thế nào?

Sở dĩ gừng được sử dụng để điều trị gút là bởi trong thành phần của nó có 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa rất mạnh là gingerols và shogaols. Khi được hấp thu vào cơ thể, các chất này có khả năng ức chế sự hình thành các tinh thể muối urat, giúp giảm nhanh chóng các cơn đau do gút gây ra. 

Có rất nhiều cách trị gút từ gừng, gồm:

Uống trà gừng:

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, cạo bỏ vỏ rồi rửa sạch.
  • Băm nhuyễn gừng,cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào. Đậy nắp lại để ngâm trong 15 phút rồi rót ra cốc uống.
  • Mỗi ngày uống 2-3 cốc

Chườm nóng bằng muối và gừng:

  • Chuẩn bị 1 bát muối hạt và 2 củ gừng
  • Gừng đem rửa sạch rồi giã nát.
  • Cho gừng và muối vào chảo rang chung với nhau cho nóng lên.
  • Đổ hỗn hợp muối và gừng vào khăn mỏng rồi bọc lại và chườm bên ngoài các khớp để giảm đau nhức, khó chịu

Trị gút bằng cách kết hợp gừng với cỏ cà ri và nghệ:

  • Chuẩn bị cả 3 thảo dược trên theo tỷ lệ bằng nhau.
  • Đem tất cả đi phơi khô. Sau đó tán mịn thành bột rồi trộn chung với nhau.
  • Mỗi lần uống lấy 2 thìa bột hòa với 1 cốc nước ấm. Nên uống đều đặn ngày 2 lần để đạt hiệu quả cao. 
Hình ảnh cây gừng
Hình ảnh cây gừng

3. Những lưu ý khi sử dụng thảo dược để trị gout

Mặc dù những cây thuốc này đều có tác dụng đối với bệnh gút song hiệu quả mà nó mang lại rất chậm. Trong khi đó bệnh gút lại diễn biến rất nhanh và phức tạp. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng thảo dược thì rất khó để kiểm soát được bệnh. Do đó, chỉ nên xem đây như là phương pháp hỗ trợ, sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị chính do bác sĩ chỉ định để giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi một số thảo dược có thể tương tác với các thuốc trị gút

Song song với đó, người bệnh cũng cần chứ ý một số điều sau để nâng cao hiệu quả điều trị, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn

  • Hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,...
  • Kiêng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích.

Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý vì điều này sẽ giúp làm giảm áp lực lên các khớp bị gút, từ đó giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân

  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải acid uric qua đường tiết niệu tốt hơn\
  • Hạn chế vận động mạnh, tránh hoạt động khớp nhiều để giảm thiểu tổn thương tại các khớp
  • Tăng cường bổ sung các loại rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ và các vitamin giúp cải thiện sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình hồi phục tại các khớp. 

Trên đây là những thảo dược trị gout được đánh giá là an toàn, hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm để giúp kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Nếu bạn đang bị bệnh Gout “hành hạ” liên hệ ngay với các Chuyên gia qua hotline 0768 299 399 ngay nhé!

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Xếp hạng: 3 (1 bình chọn)

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, Dược sĩ Mai Đào chịu trách nhiệm phân tích thông tin, cập nhật tin tức về các bệnh và thông tin liên quan tới bệnh Gout. Là một người tận tâm, đam mê với nghề, tỉ mỉ trong việc tìm kiếm nguồn thông tin đáng tin cậy. Dược sĩ Mai Đào đảm bảo luôn cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời kiến thức chuyên môn, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ giải quyết hiệu quả khó khăn của người bệnh.

Dược sĩ Mai Đào

Bình luận